Vòng Mã Não trong phong tục người vùng cao ?

Hiện nay, những món đồ trang sức được chế tác từ đá Mã Não như vòng tay Mã Não, Mặt dây chuyền Mã Não, nhẫn Mã Não... đã trở nên quen thuộc với mọi người, có thể hiện diện ở bất kỳ nơi đâu. Nhưng ít người biết những phụ nữ vùng cao như Pako, Vân Kiều, Tà Ôi ở Thừa Thiên Huế đã có tập tục đeo vòng Mã Não từ rất lâu.
Ngay khi ra đời, các bé gái ở những nơi dân tộc vùng cao này đềo có một chiếc vòng Mã Não, có duy nhất một hạt Mã Não, được coi là một linh vật thiêng liêng để Thần Bốn Mạng Giàng Cợt trú ngụ. Chiếc vòng Mã Não nàu sẽ là linh hồn của người đó, không được phép tăng hay đem cho người khác. Nếu lỡ là mất thì phải làm lễ cúng để làm ljai vòng khác. Người ta sẽ đeo nó từ lúc sinh ra đến khi chết đi.


Phụ nữ Vân Kiều (đầu đội khăn) và phụ nữ Pa Kô đều có tập tục đeo vòng mã não

Trong cưới hỏi của người Pa Kô, VânKiều luôn phải có chiếc vòng Mã Não. Đó có thể là lễ thách cưới hay là một kỷ vật tượng trưng cho tình yêu. Người con gái nào mà đeo vòng Mã Não là trái tim người con gái đó đã có chủ, những chàng trai khác cũng không dám để ý nữa.

Cuộc đời những phụ nữ vùng cao này gắn chặt với chiếc vòng Mã Não. Khi còn là con gái, chiếc vòng Mã Não sẽ đem đến tình yêu cho người phụ nữ. Khi đã có gia đình, đeo càng nhiều trang sức bằng Mã Não sẽ càng được kính trọng bởi vì nó biểu tượng cho giàu sang và quyền uy. Những người phụ nữ đã lớn tuổi thì không bao giời bỏ ra khỏi người vì như vậy sẽ rất dễ bị ốm. Bởi vì, hồn vía và chiếc vòng đã gắn liền với nhau. Bỏ ra hay cho người khác tức là cho cả linh hồn nên sức khỏe, giàu sang, quyền lực cũng vì thế mà tiêu tan.

Nếu đeo những món đồ trang sức bằng Mã Não thì phải tuyệt đối tránh để chúng sứt mẻ vì nó sẽ đem lại tai ương, không tốt cho chủ nhân. Ngoài ra, nếu thấy vòng Mã Não bị rạn nứt thì phải đem cho người khác để nhường một ít tài lộc của mình với người khác, và làm lễ cúng tạ tội, xin đeo một chiếc Mã Não mới để thay đổi vận mệnh.

Không có nhận xét nào...Leave one now